Dịch Vụ Marketing Online | 7AM Creative & Media Agency

 Programmatic advertising là một xu hướng quảng cáo đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu programmatic advertising là gì, lợi ích nó mang lại, và cách thiết lập một chiến dịch Programmatic advertising hiệu quả.

1. Display Advertising là gì?

  • Định nghĩa:

Display advertising được hiểu là một phương thức quảng cáo mà thông điệp được các advertisers hay agencies truyền tải qua các publishers bằng các display ads.

Quảng cáo programmatic giúp kết nối giữa những người có không gian quảng cáo và các nhà quảng cáo – giúp cung gặp cầu.

Khi một nhà quảng cáo muốn khởi động một chiến dịch quảng cáo, họ cần phải liên hệ với các đại lý quảng cáo programmatic. Bên mua sẽ sử dụng nền tảng bên cầu (DSP) để tự động hóa việc mua quảng cáo sao cho đáp ứng đúng yêu cầu của chiến dịch.

DSP cho phép người quảng cáo mua các inventory cho quảng cáo từ phía publisher. DSP sẽ giúp đảm bảo đối tượng xem quảng cáo khớp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp nhờ sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu đối tượng DMP.

Khi một người thuộc đối tượng mục tiêu của nhà quảng cáo truy cập vào trang web của publisher, trang web đó sẽ gửi yêu cầu quảng cáo đến nền tảng bên cung (SSP). Các nhà xuất bản dùng SSP để bán quảng cáo và tối đa hóa giá trị mà nhà xuất bản nhận được từ mỗi một lần hiển thị. SSP thực hiện một cuộc đấu giá giữa những người mua, sau đó các DSP sẽ được kết nối với nhau.

Các dữ liệu gửi đến DSP để đánh giá quảng cáo và điều chỉnh nó phù hợp với yêu cầu của bên quảng cáo. Điều này mang tính quyết định đến giá đấu thầu cho lần hiển thị đầu tiên.

Quá trình này nghe có vẻ dài nhưng thực tế chỉ mất 100 mili giây để hoàn tất việc đặt giá thầu. Sau khi nhà quảng cáo đã mua thành công lượt hiển thị, yêu cầu sẽ được gửi đến nhà xuất bản để hiển thị.

2. Lợi ích của Programmatic Advertising là gì?

Với quảng cáo programmatic, các thương hiệu có thể dựa vào cơ sở dữ liệu online để nhắm mục tiêu đến khách hàng trúng hơn. Programmatic advertising có khả năng tiếp cận được với mọi người dùng internet và phạm vi tiếp cận của bạn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách bạn bỏ ra.

Chọn đối tượng chính xác hơn

Programmatic Advertising áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu giúp các nhà quảng cáo lựa chọn đúng mục tiêu cho chiến dịch của mình.

Tính cập nhật

Một ưu điểm của Programmatic Advertising là có thể nắm bắt ngay được hiệu quả của chiến dịch họ đang khởi chạy. Các thông số như quảng cáo của họ đang được hiển thị ở vị trí nào, mức độ tương tác và những thông tin quan trọng sẽ được cập nhật liên tục. Từ đó, các nhà quảng cáo có thể đưa ra những thay đổi cần thiết ngay lập tức mà không cần chờ đến cuối chiến dịch.

3. Bắt đầu với Programmatic Advertising như thế nào?

Quảng cáo programmatic là hình thức tiếp thị rất tiềm năng và được nhiều thương hiệu quan tâm hiện nay. Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước để thực hiện programmatic advertising.

Bước 1: Xác định mục tiêu

 Programmatic advertising là gì? Cách thức quảng cáo

Trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Mục tiêu sẽ kim chỉ nam dẫn đường cho các bước tiếp theo của chiến dịch

Đầu tiên bạn cần xác định được mục tiêu chung của programmatic advertising mà bạn cần, ví dụ như:

  • Đẩy mạnh nhận biết thương hiệu
  • Tăng doanh số cho một sản phẩm nhất định
  • Thu thập thông tin liên lạc của khách hàng tiềm năng
  • Tăng lưu lượng truy cập cho trang web của mình

Sau đó, bạn cần triển khai cụ thể những mục tiêu này ra. Ngoài ra, các thương hiệu cũng cần xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu của chiến dịch.

Bước 2. Lựa chọn định dạng quảng cáo cho các kênh Programmatic Advertising

 Programmatic advertising là gì? Cách thức quảng cáo

Doanh nghiệp có thể lựa chọn trong các định dạng programmatic advertising phổ biến như:

  • Display: Display advertising bao gồm hình thức quảng cáo biểu ngữ (banner ads) và các kiểu quảng cáo tương tự khác hiển thị các website. Những quảng cáo này có thể là quảng cáo tĩnh hoặc kết hợp hoạt ảnh.
  • Mobile: Mobile ads đang ngày càng trở nên quan trọng đối với advertisers. Những quảng cáo này có thể xuất hiện trên các trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
  • Native: Native ads là dạng hòa trộn vào nội dung của trang web một cách liền mạch hơn so với các loại quảng cáo khác. Để đặt những quảng cáo này, các nền tảng programmatic buying sẽ sử dụng những số liệu phân tích và AI nhằm xác định mức độ liên quan và cải thiện độ chính xác của targeting.
  • Video: Video advertising là một cách hiệu quả để đưa thông điệp của bạn tới người xem. Các video có thể xuất hiện dưới dạng các video quảng cáo phát trước hoặc giữa video mà khán giả đang muốn xem.
  • Over the top (OTT): Quảng cáo được truyền trực tuyến qua Internet tới các thiết bị được kết nối như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, TV thông minh và các hệ thống trò chơi. Những quảng cáo OTT này tương tự như quảng cáo trên TV truyền thống, điểm khác biệt duy nhất đó là OTT cho phép việc targeting và báo cáo lại chi tiết hơn.
  • Tương tác (Interactive advertising): Quảng cáo tương tác là hình thức quảng cáo mới nổi trên thị trường hiện nay. Interactive advertising thường hiển thị trên các ứng dụng, website để khuyến khích người dùng tương tác theo một cách nào đó có chủ đích như trả lời một câu hỏi hoặc chơi một trò chơi đơn giản.
  • Connected TV (CTV): CTV kết hợp phạm vi tiếp cận rộng của TV với khả năng targeting tốt của programmatic ads, thường dành cho các quảng cáo nhắm mục tiêu trên các thiết bị OTT và CTV.
  • AudioProgrammatic audio advertising cho phép các marketers tiếp cận những người nghe đài kỹ thuật số và nghe podcast.
  • Social: Các nền tảng social media thu thập dữ liệu về người dùng, từ đó tạo ra những quảng cáo được cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Những dữ liệu của nền tảng social media này giúp xác định người dùng nào sẽ thấy quảng cáo, thời gian hiển thị quảng cáo là bao lâu và định dạng quảng cáo nào sẽ được sử dụng.

Tìm kiếm (Search ads): Quảng cáo hiển thị dưới dạng văn bản ở đầu trang, phía trên các trang kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic). Đây là hình thức quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, tức là chỉ khi nào target users nhấp vào quảng cáo thì advertisers mới phải trả phí cho vị trí quảng cáo đó.

Bước 3. Lựa chọn nền tảng

 Programmatic advertising là gì? Cách thức quảng cáoLựa chọn nền tảng programmatic advertising

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng phân phối quảng cáo của thương hiệu mình.

  • Trading Desk là gì?

Trading desks là một khái niệm hay được dùng trong programmatic advertising dùng để chỉ một dịch vụ được quản lý bên trên DSP.

  • DSP là gì và chọn DSP nào phù hợp với bạn?

DSP là một loại nền tảng được thiết kế dành cho phía nhà quảng cáo. Các nhà quảng cáo sẽ đưa ra giá thầu của họ cho một DSP và nền tảng này sẽ đưa ra quyết định cho họ.

DSP lưu trữ hồ sơ người dùng và dữ liệu của bên thứ ba, đồng thời kết hợp thông tin với giá thầu từ các nhà quảng cáo. Sau đó DSP đưa ra quyết định về vị trí phân phối quảng cáo, xem xét đến các yếu tố như giá thầu, nội dung quảng cáo và chi phí cho nhà quảng cáo.

Nhà xuất bản sẽ cung cấp dữ liệu về phân khúc đối tượng của nền tảng cho DSP. DSP cũng có thể giúp nhà quảng cáo sẵn sàng tự động đặt giá thầu để quảng cáo tốt nhất có thể được hiển thị cho đúng đối tượng.

Bước 4. Đo lường ngân sách

 Programmatic advertising là gì? Cách thức quảng cáoĐo lường ngân sách chiến dịch programmatic advertising

Cuối cùng, bạn phải quyết định xem ngân sách mà doanh nghiệp chi để mua không gian quảng cáo là bao nhiêu. Quyết định về ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố là phương thức programmatic buying và mô hình giá và bạn đang sử dụng. Thông thường, ngân sách sẽ được xác định hàng ngày. Khi ngân sách cho ngày đã hết, quảng cáo của bạn sẽ ngừng chạy và bắt đầu lại vào ngày hôm sau đó.

Khi nghiên cứu mức ngân sách dành cho chiến dịch của mình, các doanh nghiệp nên chú ý đến hai thông số sau:

  • Cost per thousand impressions (CPM):  CPM là viết tắt của cost per mille, được hiểu là giá mỗi 1000 lần hiển thị. Chỉ số này phù hợp với các thương hiệu đang muốn mở rộng phạm vi tiếp cận, tăng nhận diện thương hiệu hoặc không yêu cầu người xem thực hiện một hành động cụ thể nào sau khi xem quảng cáo. Mức giá nói chung của CPM sẽ thấp hơn các mô hình giá khác, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nguồn inventory bạn sử dụng. Ví dụ khi bạn mua trực tiếp từ publisher giá sẽ rẻ hơn mức bạn trả qua RTB.
  • Cost per click (CPC): Mô hình này sẽ tính chi phí quảng cáo dựa trên giá mỗi lượt click. Với phương thức này, bạn đang trả tiền khi mỗi lần có người click vào quảng cáo của bạn. Mô hình này phù hợp khi doanh nghiệp muốn nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ hơn nhưng cụ thể hơn.

Post Comments

Bình luận đã được đóng lại